Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ
RƯỢU NGOẠI SÀI GÒN

HIGHLAND PARK

Loại whisky được nấu bởi dòng dõi của những chiến binh Viking quả cảm nhưng lại mang hương vị đặc biệt tinh tế từ những thế hệ nghệ nhân hàng đầu

THÔNG TIN CHI TIẾT

HIGHLAND PARK – LỊCH SỬ

THỜI ĐIỂM RA ĐỜI

Những người làm việc tại nhà máy chưng cất Highland Park tuyên bố rằng nó được thành lập vào năm 1798. Tuy nhiên, sẽ khôn ngoan nếu bạn đón nhận những thông tin lịch sử từ tận thế kỷ 18 với một ít hoài nghi. Những người chuyên sáng tạo nội dung đã từng nhiều lần “tô điểm” cho thương hiệu của bằng một nửa sự thật về lịch sử. Chắc chắn hoạt động chưng cất đã diễn ra từ sớm tại địa điểm này, nhưng mãi đến 1826, Highland Park mà chúng ta biết ngày nay mới mới được cấp giấy phép hoạt động.

Năm 1826, Highland Park được cấp phép chưng cất whisky. Cùng năm đó, Robert Borwick xây dựng nhà máy chưng cất mà chúng ta thấy ngày nay và nắm quyền kiểm soát. Năm 1840, con trai cả của Robert, George Borwick kế vị anh ta, đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ kém thành công hơn đối của Highland Park. Lịch sử hoạt động như một doanh nghiệp gia đình của Highland Park kết thúc khi em trai của George, James Borwick thừa hưởng nhà máy chưng cất này. Bởi vì James là một linh mục, thái độ của anh ta đối với việc buôn bán gia đình (sản xuất rượu) khá mâu thuẫn. Trong một vài thập kỷ kế tiếp, Highland Park chứng kiến một vài những thay đổi thường xuyên về quyền sở hữu cho đến khi James Grant (ông chủ của nhà máy chưng cất Glen Grant) mua lại Highland Park. Để đối phó với ‘sự bùng nổ rượu whisky’ vào cuối thế kỷ 19, James Grant đã mở rộng số cột chưng cất từ hai lên con số bốn vào năm 1898. Kể từ đó, Highland Park đã hoạt động với 4 cột chưng cất.

HIGHLAND PARK TRỞ THÀNH MỘT PHẦN CỦA EDRINGTON

Năm 1937, Highland Park trở thành một phần của Công ty Highland Distillers, một doanh nghiệp bị 2 Tập đoàn Edrington và W. Grant & Sons (chủ sở hữu của Balvenie, Glenfiddich và Kininvie) thâu tóm và chia nhau tỷ lệ cổ phần 50/50 vào năm 1999. Tập đoàn Edrington, sau ra mắt một loạt sản phẩm mới của Macallan, đã tập trung vào việc nâng cấp thương hiệu Highland Park. Chai whisky 12 năm tuổi thông thường của Highland Park được cho là khá rẻ so với chất lượng hồi những năm 1990, nhưng vào thời điểm họ thay thế loại vỏ chai rẻ tiền núi sùi quen thuộc bằng loại chai và bao bì mới, bóng bẩy hơn (như hiện nay), Highland Park đã rớt khỏi top 10 nhà máy chưng cất yêu thích của nhiều người do việc tăng giá liên tục.

Ngoài chai whisky 12 năm tuổi tiêu chuẩn kể trên, hai phiên bản lâu đời hơn của nó (một chai 18 năm tuổi và một chai 25 năm tuổi) đã được bán ra thị trường vào năm 1997 dưới quyền sở hữu của người chủ cũ. Số lượng chai chính thức cũng được mở rộng hơn bởi các chủ sở hữu mới với việc ra mắt một chai 30 năm tuổi vào năm 2005 và một chai 40 năm tuổi vào năm 2008. Ngoài những loại whisky thông thường này, đôi khi Highland Park còn phát hành một số phiên bản giới hạn, ví dụ như ‘Ambassador’s Casks’. Dù rằng loại whisky này rất tuyệt vời, thế nhưng dường như hãng đã sử dụng một số ‘mánh khóe’ cask fonding. Đó là cụm từ sử dụng để mô tả cách xử lý các thùng rượu một cách khác thường, ví dụ như chỉ với 1 thùng single malt, bạn tách rượu trong đó thành các phiên bản ‘bổ sung cho phiên bản giới hạn’.

Đó là một cách thông minh để khiến các nhà sưu tập whisky trả tiền gấp đôi cho cùng một loại whisky, phải không nào? Mặc dù chất lượng của chai whisky 12 năm tuổi thông thường đã giảm mạnh trong vòng 1 thập kỷ vừa qua, nó vẫn là một lựa chọn tốt. Một số bản phát hành lâu đời hơn thậm chí còn thuộc danh mục ‘cực ngoạn mục’. Một chút vị ngọt hoàn hảo tôi nhận thấy trong một số chai whisky lâu đời dường như đã dần phai nhạt qua nhiều năm, nhưng đổi lại chúng ta có được một chai loại whisky còn tốt hơn thế, hài hòa hơn thế nữa.

Vì vậy, nếu bạn vẫn đủ khả năng mua một chai rượu whisky single malt lâu đời của Highland Park: cứ mua đi. Ít nhất bạn đã tài trợ cho sự đi lên của ngành công nghiệp rượu Scotch whisky – theo một cách nào đó.

HIGHLAND PARK TRONG THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  • 2006 – Bao bì và thiết kế của Highland Park chưa hề thay đổi trong vòng một thập kỷ, vào năm 2006, họ chuyển sang sử dụng một loại chai nhìn đắt tiền hơn. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn Highland Park dành nhiều sự chú ý hơn đến việc đóng gói và quảng bá của một loạt các chai whisky chính thức và các phiên bản hạn chế của họ.
  • 2008 – Chai whisky 40 năm tuổi siêu cao cấp của họ được phát hành.
  • 2010 – Highland Park giới thiệu một loại rượu mạnh mới với mức giá 120 Bảng cho một chai 375 ml, tương đương với mức giá của 2 chai 12 năm tuổi thông thường. 

HIGHLAND PARK - NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ

  • Tòa nhà “Neolithic settlement of Skara Brae” ở Orkney chính là tòa nhà lâu đời nhất nước Anh, có nguồn gốc từ năm 3100 TCN
  • Cái tên của nhà máy, trên thực tế, rất phù hợp với việc whisky họ làm ra nằm ở vùng Highland (tất cả các đảo trừ đảo Islay đều được coi là một phần của Highlands, thậm chí cả đảo Arran nằm ngay cạnh Islay và bán đảo Campbeltown).
  • Nhà máy Highland Park tự mạch nha hóa 20% nguồn nguyên liệu cần thiết, và đi mua 80% ở nơi khác.
  • Loại nước sốt Highland Park nổi tiếng (sáng tạo bởi Frederick Gibson Garton, một người bán tạp hóa từ Nottingham) thực chất chả chứa một tí gì whisky Highland Park ở trong đó cả.
Tuân thủ Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính Phủ và luật quảng cáo số 16/2012/QH13 về kinh doanh bán hàng qua mạng. Ruoungoaisg.vn là trang thông tin chia sẻ kiến thức về rượu ngoại hoạt động phi lợi nhuận. Chúng tôi không kinh doanh trực tiếp trên internet. ( Giá trên website chỉ mang tính chất tham khảo )