Thành Tiền | 0đ |
---|---|
Tổng Tiền | 0đ |
LỊCH SỬ RA ĐỜI RÉMY MARTIN
Ngày nay, Rémy Martin là thương hiệu cognac đứng thứ 3 thế giới về lượng tiêu thụ, chỉ đứng sau Martell với 2 triệu thùng và Hennessy, khoảng 6 triệu thùng.
RÉMY MARTIN – COGNAC “THỰC SỰ” CỦA NGƯỜI PHÁP
Rémy Martin là một trong những loại cognac hảo hạng nhất thế giới, được sản xuất với chất lượng tốt nhất tại một trong những nhà máy cognac lớn nhất nước Pháp.
Rémy Martin, người sáng lập của thương hiệu sinh năm 1695 gần Rouillac, và ông là một người Pháp chính gốc. Sở dĩ tại sao chúng tôi lại đề cập đến vấn đề này, bởi rượu Cognac được lấy theo tên của thị trấn, nơi nho được thu hoạch để chưng cất eaux-de-vie phục vụ việc phối trộn Cognac. Nói như vậy rượu Cognac chính là rượu của nước Pháp và mang trong mình văn hóa Pháp, phải không? Nhưng người sáng lập của hai trong số bốn tứ đại gia ngành Cognac, cũng là những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Rémy Martin là Hennessy và Martell, thì một là người Ireland, ông Richard Hennessy, còn một là người Anh, ông Jean Martell.
Quay trở lại với năm 1724, Rémy Martin quyết định từ bỏ công việc trồng nho, buôn bán rượu vang để chuyển sang sản xuất và kinh doanh rượu Cognac. Vào thời điểm đó, có lẽ ông cũng không nghĩ rằng doanh nghiệp mang tên chính mình sẽ trở nên thành công rực rỡ 200 năm sau khi ông qua đời. Năm 1773, cháu trai của ông, cũng tên là Rémy Martin đã tiếp nối hoạt động sản xuất của gia đình. Họ gặt hái được nhiều thành công lớn, cho dù vào thời điểm đó vẫn không thể so sánh với đối thủ trực tiếp, là Martell.
Thành công đó tiếp tục tiếp diễn qua hai cuộc chiến tranh thế giới, và người chèo lái con thuyền Rémy Martin lúc đó là hai huyền thoại của họ André Renaud và André Hériard-Dubreuil. Truyền thống của nhà Rémy Martin vẫn được tiếp tục tới ngày nay, dưới thời Baptiste Loiseau.
RÉMY MARTIN VÀ SỰ ÁM ẢNH VỀ CHẤT LƯỢNG
Khác với gã khổng lồ Martell, Rémy Martin chỉ sở hữu cho mình vài trăm héc ta vườn nho riêng, vì vậy họ phải dựa vào Allience Fine Champagne, một hợp tác xã với hơn 900 người trồng nho để cung cấp eaux-de-vie. Liên minh này được thành lập từ năm 1965, ngay từ khi André Hériard Dubreuil lên nắm quyền điều hành.
Hiện nay, Rémy Martin đang thuộc tập đoàn Rémy Cointreau Group, nhưng hai gia đình lớn là Rémy Martin và André Renaud vẫn nắm giữ phần lớn cổ phần của công ty. Sự khác biệt lớn nhất của Rémy Martin, đó là họ kiên quyết chỉ bán rượu Champagne Cognac hảo hạng từ đất màu của vùng Petite và Grande Champagne ở trung tâm thị trấn. Đối với những người tạo ra Cognac Rémy Martin, nó là niềm tự hào về thương hiệu và đồng thời cũng là sự kết tinh của nỗi ám ảnh về chất lượng, vốn đã tồn tại từ rất lâu trong mỗi thành viên của Rémy Martin.
Văn hóa thưởng thức luôn là vấn đề rất nan giải, đặc biệt là với những thương hiệu coi trọng giá trị của truyền thống và chất lượng như Rémy Martin. Và họ cũng luôn đề cao việc quảng bá và phổ biến để tất cả mọi người đều hiểu và thấm nhuần thứ văn hóa đó, không đơn thuần chỉ dừng ở uống rượu. Với Rémy Martin, thì câu chuyện phía sau, nét văn hóa cổ điển thậm chí còn giá trị và trang trọng hơn chính chai rượu gấp nhiều lần.
RÉMY MARTIN VẪN THUỘC SỞ HỮU CỦA GIA ĐÌNH
Đáng chú ý hơn tất cả là việc Rémy Martin tiếp tục nằm trong quyền sở hữu của gia đình, trong một rừng thương hiệu lớn liên tục bị thôn tính bởi những tập đoàn. Thực tế thì cho đến nay, ngay cả khi Rémy Cointreau Group được thành lập, thì chúng vẫn nằm trong tay những gia đình giàu truyền thống từ ngày đầu – điều rất hiếm gặp trong thế giới rượu mạnh (Nếu như bạn yêu thích whisky, thì chắc hẳn bạn cũng biết đến Glenfiddich hay Glenfarclas, một trong số hiếm hoi những nhà máy chưng cất có chất lượng vẫn còn thuộc sở hữu gia đình). Trên thực tế, Rémy Martin làm được điều này là “do một gia đình rất thông minh làm chủ”. Họ mang trong mình niềm tự hào, phong cách chuyên nghiệp và rất gần gũi, liên kết chặt chẽ với những người trồng nho trong vùng.
Rémy Martin không phải là ngoại lệ với sự sụt giảm phổ biến của các loại rượu xa xỉ sau chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được đưa ra vào năm 2012. Nhưng so với phylloxera, loại dịch hại đã tàn phá các vườn nho của Cognac vào cuối thế kỷ 19 và hai cuộc Thế chiến, đó cũng chỉ là một bước lùi ngắn để tiến xa hơn, và thực tế đã chứng minh, khi năm 2020, Rémy Martin cùng các hãng Cognac khác đã phá kỷ lục về doanh thu của mọi thời đại.